Tổng hợp công thức các món ăn vặt cực thơm ngon dễ làm (part 2)
4. Chân gà hầm mật ong

Bước 1:
Bước đầu tiên chúng mình sẽ bóc vỏ tỏi, hành khô, rồi rửa sạch, đập dập rồi băm nhuyễn. Gừng thì chúng mình sẽ cạo thật sạch vỏ, rồi thái sợi hoặc băm nhỏ đều được nhé. Ớt các bạn bỏ bớt hạt để bảo vệ dạ dày rồi cũng băm nhỏ. Chân gà các bạn chặt hết móng, lột cạo sạch phần lớp da màu vàng sậm bên ngoài, rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 30 phút, rồi xả lại nhiều lần bằng nước sạch, chặt chân gà thành từng khúc vừa ăn (thường thì mình sẽ chặt thành 3 khúc). Sườn non các bạn cũng dùng muối sát kỹ, rửa kỹ, chặt thành miếng vừa ăn, bản thân mình thì thường chần sườn trong nước sôi trong khoảng 3 phút rồi mới vớt ra để sườn được loại bỏ hết cặn bẩn.
Bước 2:
Bước tiếp theo là chúng mình cho tất cả sườn sụn, chân gà vào trong 1 chiếc nồi, cho thêm vào nồi khoảng 2 thìa ăn nước mắm loại ngon + 1 thìa ăn đường + 2 thìa mật ong + 1 thìa nước cốt dừa + 1 thìa bột nêm + tỏi, ớt, gừng đã băm nhỏ. Dùng đũa trộn thật đều rồi để nguyên ướp trong khoảng 30 phút để các gia vị tan và thấm kỹ vào chân gà.
Bước 3:
Sau khi ướp xong, các bạn đặt nồi lên bếp. Ban đầu các bạn bật lửa to, đến khi thấy nước trong nồi sôi lên thì các bạn giảm lửa xuống mức thấp nhất, rồi đun liu riu như vậy để chân gà ngấm kỹ. Các bạn cứ để nhỏ lửa và đun như vậy đến khi thấy nước trong nồi cạn dần, chỉ còn sền sệt thì các bạn nhớ nêm nếm lại lần nữa cho thật vừa miếng. Các bạn nhớ nếm thử nếu thấy sườn và chân gà đã chín mếm, thấm kỹ mật ong thơm ngọt và đậm đà gia vị thì các bạn đảo thêm vài lần nữa rồi tắt bếp, múc ra đĩa và chuẩn bị măm thui.
Món chân gà hầm mật ong vô cùng hấp dẫn, rất dễ gây nghiện. Món này không chỉ là món ăn vặt mà nếu ăn cùng bánh mì hoặc cơm nóng vào những ngày trời lành lạnh như thế này thì đúng là “hết xẩy” luôn ấy. Đảm bảo nồi cơm nhà bạn sẽ hết veo ngay trong một nốt nhạc khi bạn thực hiện món ăn này đấy nhé. Khi ăn các bạn có thể rắc thêm chút hạt tiêu nếu thích nhé. Chúc các bạn thành công.
5. Cút lộn xào me

Bước 1: Trứng cút lộn rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ (có thể rửa lại qua nước cho sạch vỏ).
Bước 2: Me chín ngâm với khoảng 200 ml nước ấm nóng trong 10 phút rồi lấy thìa nghiền nhuyễn, dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước cốt.
Bước 3: Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Rau răm, hành hoa rửa sạch, cắt khúc bằng đốt ngón tay
Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo, chiên sơ trứng cút lộn cho săn lại (bước này giúp trứng thơm hơn, không bị tanh và bị nát rời ra). Trứng chiên xong vớt ra.
Bước 5: Hành, tỏi đã băm cho vào chảo phi thơm lên. Cho nước cốt me vào, cho muối bột canh, đường, vài miếng ớt thái lát vào, nêm nếm vừa ăn, sao cho nước sốt me có vị chua, ngọt, mặn, cay hợp với khẩu vị gia đình.
Bước 6: Đun cho nước sốt sôi lên, cho cút lộn đã chiên vào sên lửa vừa, đảo đều cho cút lộn ngấm nước sốt, đun thêm khoảng 3-4 phút nữa cho trứng thấm hoàn toàn, tắt bếp. Cho hành hoa, rau rău vào đảo đều.
Bước 7: Múc cút lộn ra đĩa, rắc thêm chút tiêu, hành phi lên trên cùng.
Lưu ý: Nếu nhà bạn dùng mỡ lợn và thêm ít tóp mỡ thay thế cho dầu ăn ở phần làm nước sốt me thì món ăn cũng sẽ thơm béo ngậy hơn đấy! 🙂
6. Kem chuối

Bước 1: Chuối chín bóc vỏ, mỗi trái cắt thành 3-4 lát mỏng theo chiều dọc.
Bước 2: Lạc rang chín, giã dập. Xếp chuối vào hộp, cứ 1 lớp chuối 1 lớp lạc rang mỏng, trên cùng là lớp lạc rang và rắc thêm chút dừa nạo.
Lưu ý: Không nên xếp đầy mép hộp, phần chuối cách miệng hộp khoảng 1-2 cm.
Bước 3: Trộn hỗn hợp sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa vào tô lớn, khuấy đều cho tan hỗn hợp. Sau đó từ từ rót hỗn hợp sữa vào hộp chuối đã xếp sẵn.
Lắc nhẹ cho sữa ngấm đều đến khi xăm xắp ngập phần chuối, vỗ nhẹ 2 bên hộp 1 lần nữa cho nguyên liệu dàn đều.
Bước 4: Đóng nắp hộp kín và cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Thành phẩm:
Hộp kem chuối sau khi để từ 5-6 tiếng trong ngăn đá tủ lạnh là có thể lấy ra thưởng thức. Bạn để bên ngoài khoảng 1-2 phút cho kem tách khỏi lớp vỏ hộp sau đó cắt thành miếng vừa ăn.
7. Sữa tươi chiên

Bước 1: Đập lấy lòng đỏ 2 quả trứng gà ra 1 tô lớn đồng thời cho 2 ống vani, đường và bột bắp vào khuấy đều. Cắt sữa đổ vào sau cùng khuấy cho tan hết đường. Sau đó bạn đổ hỗn hợp này vào nồi đun lửa vừa, vừa đun vừa khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp sệt lại và nổi bóng là được.
Bước 2: Bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh. Lấy dầu ăn phết đều bề mặt hộp đựng thực phẩm và đổ hỗn hợp vào hộp rồi dùng tay ấn cho phẳng bề mặt để sau cắt miếng sẽ đều hơn. Đậy nắp bảo quản trong ngăn mát 90 phút. (Nếu một hộp không dùng hết có thể cho hỗn hợp vào một hộp khác và bảo quản ở ngăn đông để lần sau dùng tiếp).
Bước 3: Bột chiên xù đem xay nhỏ, nếu không có máy xay đồ khô thì bạn có thể bỏ bột chiên xù vào cối và giã đều tay rồi đổ bột chiên xù đã giã vào hộp có nắp đậy.
Bước 4: Lấy 5 lòng đỏ trứng gà và 1 lòng trắng khuấy cho đều và để ra 1 bát riêng.
Bước 5: Hỗn hợp lấy ra khỏi tủ lạnh lúc này đã đông đặc lại nên bạn sẽ dễ dàng để cắt chúng thành những miếng hình chữ nhật vừa ăn. Cho bánh vào bát trứng rồi lạt qua lật lại cho trứng bám đều các mặt rồi bỏ vào hộp đựng bột chiên xù đã xay mịn, đậy nắp lắc nhiều lần cho bột bám đều bánh.
Bước 6: Thả bánh vào bát trứng rồi lăn qua bột chiên xù 1 lần nữa và gắp ra đĩa, làm lần lượt đến khi hết bánh. Khâu này sẽ tốn thời gian của bạn nhất và cách lăn bột chiên xù cũng cần phải tỉ mỉ để thành phẩm được như ý.
Bước 7: Đun nóng dầu ăn rồi thả bánh bữa tươi vào chảo, lật cho bánh chín đều trong 1 phút là được. Bạn nhớ để lửa to để bánh nhanh chín và có màu vàng đều, đẹp.
Chỉ với 7 bước vô cùng đơn giản, bạn đã có thể mang lại cho gia đình mình món bánh sữa tươi chiên giòn vô cùng hấp dẫn rồi. Thành phẩm đạt yêu cầu có màu vàng, vỏ ngoài giòn và phần sữa tươi bên trong mềm mịn, ngọt vừa đủ.
Xem thêm: